Bảng cân đối tài chính cá nhân – Giải pháp sử dụng thu nhập hiệu quả

Bảng cân đối tài chính cá nhân là bảng tổng hợp các dữ liệu và thống kê tài chính cá nhân. Sau đó đưa ra các số liệu mô tả tình trạng tài chính và cho bạn có nhìn tổng quan về ví tiền của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để lập bảng cân đối tài chính cho cá nhân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu về cách lập bảng cân đối tài chính để quản lý chi tiêu. Khái niệm về bảng cân đối tài chính cá nhân Bảng cân đối tài chính cá nhân là một loại bảng có thể thống kê được các tài sản mà bạn hiện có, trong đó bao gồm cả những khoản nợ mà bạn phải trả. Từ đó đưa ra định hướng và cho bạn nhìn thấy được sự cân đối trong chi tiêu. Việc lập bảng cân đối tài chính rất có lợi trong quản lý tài chính. Bảng cân đối tài chính cá nhân là gì? Có 2 loại bảng cân đối tài chính cá nhân là Bảng cân đối giá trị tài sản và Bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu cá nhân (còn được gọi là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Bảng cân đối giá trị tài sản có thể giúp chúng ta biết được tình hình tài chính của một cá nhân tại một thời điểm xác định nào đó. Bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu cá nhân có thể miêu tả dòng tiền của cá nhân trong một khoảng thời gian nào đó. Bạn phải thường xuyên theo dõi cũng như cập nhật bảng này ít nhất một lần trong năm để có thể theo dõi tình trạng tài chính của mình và biết được giá trị ròng của bạn có tăng lên hay không. Việc lập bảng cân đối tài chính cũng vô cùng đơn giản và không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần một số vật dụng đơn giản như bút, giấy tờ hoặc có thể sử dụng các phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại để hỗ trợ lập bảng cân đối tài chính. Theo dõi bảng cân đối tài chính để kiểm soát thu chi Nhìn vào bảng cân đối tài chính, bạn có thể nhận thấy được nếu tổng thu nhập của bạn cao hơn tổng chi phí mà bạn phải chi trả hàng ngày thì bạn được xem là một người có thu nhập ròng tốt. Tuy nhiên, nếu tổng chi phí chi trả của bạn bằng hoặc vượt quá tổng thu nhập thì bạn phải nên xem xét và cắt giảm chi phí hoặc có thể gia tăng thu nhập của mình. Nên xem xét và theo dõi để chắc rằng bản thân có một thu nhập ròng ổn định và có thể sử dụng số tiền đó để dùng vào việc đầu tư, tích lũy lâu dài. Vì sao nên có bảng cân đối tài chính cá nhân Sức khỏe con người là có giới hạn và chúng ta không thể làm lụng vất vả cả một đời. Đến một độ tuổi nhất định, chúng ta sẽ không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, nhu cầu được sống và sử dụng các vật phẩm thiết yếu vẫn luôn tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần những cách khác nhau để có thể tiết kiệm tiền hoặc sử dụng chi tiêu một cách hợp lý để có thể dự trù, đầu tư hoặc có các khoản tiền nhàn rỗi để cho sức khỏe được nghỉ ngơi. Tại sao nên lập bảng cân đối? Vì vậy, một trong những cách đơn giản nhất để bạn có thể biết được chi tiêu và tiết kiệm tiền cũng như sử dụng tiền một cách hợp lý chính là lập bảng cân đối tài chính cá nhân. Bảng cân đối tài chính sẽ thay bạn thống kê và ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày cũng như các khoảng tiền còn lại của bạn. Từ đó bạn sẽ biết được mình có tiền nhàn rỗi để tham gia đầu tư tích lũy lâu dài hay không. Hướng dẫn chi tiết cách lập 2 loại bảng cân đối tài chính cá nhân Để có thể lập được bảng cân đối tài chính cá nhân để quản lý chi tiêu cũng như dòng tiền của bản thân thì sao đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách lập 2 bảng cân đối tài chính. Xây dựng bảng cân đối giá trị tài sản • Bước 1: Phải đảm bảo bạn có một quỹ khẩn cấp. Để có thể xây dựng Bảng cân đối giá trị tài sản, bạn cần phải đảm bảo rằng số tiền mà bạn đang có phải đáp ứng được tổng chi phí sinh hoạt mà bạn có thể chi trả ít nhất được trong 3 đến 6 tháng tới. Đây sẽ là khoản tiền mà bạn dùng trong những trường hợp như thất nghiệp. Trong thời gian thất nghiệp, bạn sẽ phải duy trì những nhu cầu tối thiểu của cá nhân. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một công việc mới có thể mất từ 2 đến 3 tháng, vậy cho nên đây sẽ là một quỹ khẩn cấp chứ không phải là quỹ đầu tư. Lập bảng cân đối tài chính cá nhân • Bước 2: Liệt kê các loại tài sản theo khả năng thanh khoản từ cao đến thấp. Thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi tài sản (thứ bạn sở hữu có giá trị) thành tiền mặt. Khi bạn thống kê tài sản theo thứ tự thanh khoản thì bạn sẽ nắm được loại tài sản nào có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt và loại tài sản nào là không thể. Một số loại tài sản có độ thanh khoản cao như là tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm hay vàng, ngoại tệ sẽ được xếp đầu vào danh sách. Các loại tài sản khác như bất động sản thì sẽ được xếp cuối cùng trong danh sách. Bởi mất khá nhiều thời gian và sự cân nhắc để có thể chuyển trở thành tiền mặt. • Bước 3: Liệt kê những khoản nợ đang có. Bạn sẽ phải thống kê tất cả những hóa đơn và khoản nợ mà bạn có nghĩa vụ phải trả, kể cả những hóa đơn, thẻ tín dụng hay thanh toán thế chấp cũng cần được cập nhật trên bảng cân đối tài chính. Nhờ vậy, bạn sẽ theo dõi được những khoản nợ mà mình phải trả và nắm được số tiền thực sự mà mình đang có. Một số khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm tại ngân hàng sẽ được cập nhật theo báo cáo tài chính thường xuyên. Vì vậy, chủ tài khoản có thể xác định giá trị tài sản và vay nợ của cá nhân. Kiểm soát các khoản nợ Tuy nhiên, với một số loại tài sản khác không nằm trong tài khoản ngân hàng thì bạn vẫn có thể tính tương đối giá trị dựa trên giá trị thị trường của chúng. Giá trị thị trường có thể sẽ không giống với chi phí khi bạn bỏ ra để mua tài sản đó. Nếu bạn sở hữu một số loại tài sản có giá trị thị trường cao hơn giá bạn mua ban đầu như vàng, cổ phiếu, bất động sản thì giá trị của chúng có thể tăng theo thời gian. • Bước 4: Tính giá trị tài sản ròng. Tài sản ròng có nghĩa là tổng tài sản đang có của bạn, bạn có thể tính toán giá trị tài sản ròng với công thức cơ bản sau đây. Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ • Bước 5: Phân tích bảng cân đối tài chính. Bạn cân đối tài chính cá nhân có thể giúp cho bạn nhìn lại hoạt động chi tiêu ngay ở thời điểm hiện tại và dự đoán cho tương lai. Dựa vào bản này, bạn sẽ đề ra được những phương án giúp gia tăng tài sản của mình. Phân tích bảng cân đối tài chính Nhìn vào bảng cân đối tài chính, bạn có thể phân tích và đặt ra một vài vấn đề. Sau đây sẽ là một vài vấn đề mà bạn có thể rút ra từ bảng cân đối tài chính của mình. • Số tiền mà bạn sử dụng như một quỹ khẩn cấp có được đặt trong một tài khoản an toàn và có được lãi suất cao hay không? • Bạn có thể thay thế một số tài sản khấu hao bằng các loại tài sản có giá trị cao hay không? • Bạn có thể thay thế một số khoản đầu tư năng suất thấp bằng những khoản đầu tư năng suất cao hay không? • Bạn có thể trả hết nợ lãi suất cao bằng các khoản tiền từ những tài sản lãi suất thấp hay không? • Nếu bạn đang có nợ phải trả thì bạn có sử dụng số tiền đó để đầu tư không? Số tiền lãi từ đầu tư có lớn hơn số tiền mà bạn phải trả hay không? • Có bất kỳ tài sản cá nhân nào mà bạn sẵn sàng chi trả hoặc bán để đổi lấy tiền mặt hay không? Xây dựng bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu cá nhân • Bước 1: Xác định được dòng tiền vào. Dòng tiền vào là thu nhập hàng tháng của bạn. Các loại dòng tiền vào có thể kể đến như tiền lương, tiền làm thêm, tiền thưởng, lãi suất, thu nhập thụ động qua đầu tư và cổ tức nhận được, quỹ hưu trí,… Thu nhập nhận được là nguồn thu nhập trước khi đóng thuế. Xây dựng bảng theo dõi thu nhập • Bước 2: Xác định được dòng tiền ra. Dòng tiền ra là những khoản chi phí cho sinh hoạt, thuế, y tế, giáo dục, tài sản,… Chi phí bao gồm 2 loại chính là chi phí cố định và chi phí biến đổi. • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi linh hoạt và có thể kiểm soát như thức ăn, xăng xe, điện thoại, quần áo,… • Chi phí cố định thường là những chi phí như hợp đồng hóa đường, các chi phí xác định trước hoặc trả theo từng kỳ. Ví dụ, chi phí sử dụng bảo hiểm, vay thế chấp, internet,… • Bước 3: Xác định thặng dư tiền mặt. Có thể xác định thặng dư thông qua công thức tính đơn giản như sau: Thặng dư = Thu nhập – Chi phí Nếu kết quả trả về là dương thì được gọi là thặng dư, nếu kết quả trả về là âm được gọi là thâm hụt. Vì bạn xác định được thặng dư hay thâm hụt sẽ giúp bạn có những hướng giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu là thặng dư, bạn có thể sử dụng chúng để gửi các khoản tiết kiệm, đầu tư, mua sắm tài sản hoặc trả nợ. Đưa thêm mục tiết kiệm, đầu tư vào bảng cân đối tài sản cá nhân sẽ giúp cho bạn gia tăng thu nhập và giá trị tài sản ròng trong tương lai. Xác định thặng dư và thâm hụt Trong trường hợp tài sản của bạn bị thâm hụt, bạn cần trang trải khoản thâm hụt từ việc tiết kiệm và đầu tư sẽ dẫn đến tình trạng giảm tài sản ròng và tăng vay nợ.Việc lập bảng cân đối tài chính cá nhân vô cùng quan trọng trong việc xác định chi tiêu cũng như những hướng đi trong tương lai về tình hình tài chính cá nhân. Khi bạn đã biết cách để lập một bản báo cáo tài chính thì chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc theo dõi, phân bố tài sản cũng như cân bằng thu chi nhằm phát triển tài chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đầu tư Forex có hợp pháp tại Việt Nam không? Giải đáp cùng TraderForex

Sàn STP là gì? Khác biệt giữa STP, Market Maker và ECN

Kinh doanh ngoại hối là gì? Cách hạn chế rủi ro trong thị trường forex