Margin Call là gì? Cách để tránh bị Call Margin trong Forex

Margin Call là gì hay Call Margin là gì? Đây là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với các nhà đầu tư lâu năm. Tuy nhiên, không phải ai khi tham gia vào thị trường forex cũng sẽ biết đến cụm từ Margin Call. Để giúp các bạn không còn bỡ ngỡ mỗi khi bắt gặp thuật ngữ này nữa thì mình sẽ tổng hợp chi tiết nhất về Margin Call là gì tại đây. Bài viết sẽ nói rõ hơn về Call Margin là gì cũng như cách để không bị nhận cuộc gọi này. Tìm hiểu Margin Call là gì? Khái niệm Call Margin là gì? Margin Call được hiểu là tài khoản Margin Trading với mức Margin Level bị giảm đến 1 mức báo động. Mức này được quy ước bởi broker và khi đó broker sẽ gọi điện hoặc email cho bạn biết rằng tài khoản của bạn đang rơi vào trạng thái nguy hiểm. Bạn sẽ cháy tài khoản khi không nạp thêm tiền để giữa vị thế lệnh. Khi Margin Call mới ra mắt thì được thực hiện qua các cú điện thoại. Tuy nhiên, ngày nay thì Call Margin có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức phổ biến có thể kể đến là Email hoặc tin nhắn văn bản SMS. Call Margin sẽ được thực thi khi Floating Loss trên tài khoản của bạn lớn hơn so với số tiền đã được ký quỹ. Điều này có thể hiểu là nếu vốn nhỏ hơn so với số tiền kí quỹ thì Floating Loss sẽ bị sụt giảm rất nhiều. Margin call và các khái niệm liên hệ mật thiết Chắc hẳn rằng, để quản lý vốn hiệu quả nhất thì ngoài việc nắm được chi tiết Margin Call là gì cũng như cách giao dịch với margin Call là chưa đủ. Các nhà đầu tư cần phải biết các khái niệm áp dụng liên quan để có thể tận dụng hiệu quả Margin Call trong giao dịch. Một số khái niệm liên quan bạn cần biết sau đây Balance là gì? Balance được biểu thị là một số dư ban đầu trên tài khoản của mỗi nhà giao dịch. Nếu bạn gửi $ 500, số dư của bạn sẽ là $ 500. Số dư cũng là số tiền tối đa mà bạn có thể mất khi giao dịch. Cho nên, cho dù bạn đang sử dụng ký quỹ hoặc vay tiền. Bất kể trao đổi nào, số tiền tối đa bạn mất chỉ là số tiền bạn gửi vào tài khoản của mình. Và số dư này chỉ có thể thay đổi khi bạn “bơm” thêm tiền của mình vào tài khoản giao dịch hoặc khi đơn hàng của bạn được hoàn thành. Balance – khái niệm chuyên dùng trong Forex Ví dụ: nếu bạn đóng một lệnh bị mất, số dư của bạn sẽ được giải quyết. Nếu không, tiền sẽ được gửi vào tài khoản của bạn khi bạn đóng một lệnh thắng. Equity là gì? Equity được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là số tiền ròng, đây là một tài khoản ước tính cho các nhà đầu từ sau khi đã cộng trừ tổng lãi lỗ của các giao dịch đang mở. Cụ thể: Equity = Balance + Floating profit Trong đó, • Balance sẽ là tổng số tiền dư ban đầu • Floating profit là tổng lợi nhuận/thua lỗ mà các nhà đầu tư có thể nhận được của các lệnh đang mở Equity – tỷ lệ tiền rồng cần lưu ý Nếu các trader thực hiện đóng lệnh ở tất cả các vị thế mua bán, Equity sẽ trở thành Balance Một ví dụ minh hoạt mà bạn có thể tham khảo như sau: Giả sử trong tài khoản ban đầu của bạn đang có một số tiền là 1000 EUR, tương ứng với số dư tài khoản là 1000 EUR. Nếu bạn chỉ thực hiện cho một giao dịch trên một lệnh mua trên thị trường và kiếm được lợi nhuận là 20 EUR, thì vốn của bạn bây giờ là 1020 EUR (1000 + 20 = 1020). Nhưng nếu đơn đặt hàng của bạn kết thúc và bạn có tổng lợi nhuận là 50 EUR, thì Vốn chủ sở hữu = Tín dụng = 1050 EUR. Used Margin là gì? Used Margin có thể được coi là số tiền ký quỹ được sử dụng. Nếu bạn thực hiện với nhiều lệnh giao dịch trong cùng một lúc, mỗi giao dịch sẽ có mức ký quỹ riêng. Nếu bạn thêm tất cả số tiền ký quỹ bắt buộc vào mỗi giao dịch, bạn sẽ nhận được tổng số tiền, đây cũng là số tiền ký quỹ được sử dụng. Tiền ký quỹ Used Margin Ví dụ: nếu bạn thực hiện 2 lệnh để giao dịch, lệnh đầu tiên sẽ có mức ký quỹ là 10 USD và lệnh thứ hai sẽ có mức ký quỹ là 11 USD. Do đó, số tiền ký quỹ đã sử dụng cuối cùng của bạn là 21 đô la. Free Margin là gì? Free Margin có thể được gọi là số tiền ký quỹ còn dư lại sau giao dịch, số tiền này sẽ được dùng để mở thêm các lệnh giao dịch mới sau đó. Công thức tính free Margin như sau: Free Margin = Equity – Used margin Từ công thức cụ thể trên có thể suy ra, Equity tăng lên đồng nghĩa kéo theo chỉ số của Free Margin cũng tăng theo, từ đó bạn cũng có thể có thêm được nhiều cơ hội để mở các lệnh giao dịch mới nữa sau đó và cũng có nhiều cơ hội kiếm lời nhanh chóng cho mình. Tiền ký quỹ còn dư – Free Margin và các lưu ý Lưu ý, khi mức Free Margin giao dịch và đã chạm mức bé hơn hoặc bằng 0, có nghĩa bạn sẽ không còn tiền để giao dịch và từ đó bạn sẽ không thể tiến hành thực hiện thêm bất cứ một lệnh giao dịch nào nữa. Margin level là gì? Margin Level còn được gọi là mức ký quỹ, là một thuật ngữ chuyên dùng được sử dụng để đo lường tình trạng tài khoản của bạn. Nếu trạng thái tài khoản của bạn ở mức tốt, thì mức ký quỹ sẽ theo đó tăng và ở mức cao. Nếu bạn gặp nhiều rủi ro cho đến khi tài khoản của bạn cạn kiệt, mức ký quỹ sẽ tiếp tục giảm theo tỷ lệ sau đây: Mức ký quỹ = (Vốn / Số tiền ký quỹ được sử dụng) x 100% Margin level là gì? Các nhà môi giới khác nhau đặt các mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết các nhà môi giới đặt mức tối thiểu này là 100%. Điều này có nghĩa là nếu số vốn của bạn nhỏ hơn hoặc bằng số tiền ký quỹ đã sử dụng, bạn không thể mở bất kỳ vị thế mới nào nữa. Với việc này sẽ đảm bảo rằng tài khoản của bạn có đủ tiền để duy trì và để bồi thường cho người môi giới trong trường hợp thiệt hại. Ví dụ: Tín dụng của bạn là 1000 EUR và bạn muốn đặt hàng để mua 0.01 lô EUR / JYP (tương đương 1000 đơn vị). Đòn bẩy là 1:25 trừ đi mức ký quỹ bắt buộc là 40 EUR. Áp dụng cụ thể chỉ số vào công thức trên, Mức ký quỹ = (1000/40) x 100% = 250% Nếu mức ký quỹ là 100% hoặc thấp hơn, nhà môi giới sẽ không cho phép bạn mở bất kỳ giao dịch nào nữa. Nhưng trong trường hợp này Mức ký quỹ = 250%> 100%, đây là mức ký quỹ khá an toàn và bạn có thể mở nhiều giao dịch hơn nếu muốn. Ví dụ về cách tính Margin Call trong giao dịch Bây giờ mình sẽ lấy 1 trường hợp cụ thể trong Margin Call để các bạn dễ hình dung hơn. • Balance: 10.000 đô • Loại tài khoản: Tiêu chuẩn (Standard). • Margin Requirement là 4% cho các cặp tiền. 1 nhà đầu tư đánh lệnh Long ở cặp USDCAD với 1 khối lượng Lot với mức tỷ giá là 1.4200 ở tài khoản do broker XM quy định. Mức Call Margin Level của XM là 50%. Ví dụ lúc này cặp USD và USDCAD có Notion Value rơi vào khoảng 100.000 đô. Do nhà đầu tư đó chỉ mở lệnh trên cặp tiền này nên mức Required Margin cũng sẽ bằng Used Margin và mức Margin Requirement là 4%. Lúc này, ta sẽ có như sau: Required Margin = Used Margin = Notional Value * 4/100 = $100.000 * 4/100 = $4000. Như vậy 4000 đô sẽ là mức mà broker yêu cầu bạn phải kí quỹ trên lệnh đó với khối lượng là 1 Lot. Trường hợp 1: Floating Loss = 0 Nếu cặp tiền này trên thị trường biến động và có giá giao dịch hiện tại là 1.4000 thì: • Floating P/L là $0 • Equity là $10.000 • Balance là $10.000 • Margin Call Level là 50%. Đây là ngưỡng cố định và được broker quy định. • Margin Level bằng (Equity/Used Margin) x100% = ($10.000/$4.000) x 100% = 250% Vì Margin Call Level chỉ có 50% nên tài khoản vẫn có thể an toàn. Trường hợp 2 là Floating Loss bằng $8.100 Giả sử khi khớp lệnh, tỷ giá đã sụt giảm 1150.56 Pips còn 1.3049 pips. Lúc đó, giá trị mỗi Pip hay Lot sẽ là tiêu chuẩn của USDCAD bằng $7.04 Kết quả là: Floating P/L(pips) = Floating P/L = Position Size nhân với (Current Price – Entry Price) => Suy ra, Floating P/L (pips) = 100.000 x (1.3049 – 1.4200) là 1151 pips. Khi khối lượng giao dịch là 1 Lot, nếu giá trị Pips tiêu chuẩn bằng $7.04 ở thời điểm khớp lệnh thì ta có: Floating P/L ($) = 1 Lot x $7.04 X 1151 pips là $8.100. Lúc này thông số tài khoản sẽ là: • Balance bằng $10.000 • Used Margin bằng $4.000 • Floating P/L bằng -$8.100 Equity bằng Balance – Floating P/L = $10.000 – $8.100 = $1.900 Margin Call Level bằng 50% (Cố định) Margin Level = (Equity/Used Margin) x 100% = ($1.900/$4.000) x 100% là 47.50%. Lúc này có thể thấy rằng Margin Call Level vẫn còn nhỏ hơn so với quy định (50%). Ngay lập tức broker sẽ thông báo cho bạn 1 tin nhắn hoặc cú điện thoại hay email để biết rằng tài khoản của bạn đang gặp rủi ro cao. Nếu như bạn không tiến hành nạp tiền để giữa vị thế các lệnh thì sẽ bị cháy tài khoản. Sự liên hệ của các thông số có trong Margin Trading Tài khoản Margin Trading Required Margin và Margin Level tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là khi Required Margin càng nhỏ thì Margin Level sẽ càng lớn và ngược lại. Required Margin có xu hướng càng nhỏ, khi tài khoản đã chạm tới mức Margin Call Level thì mức thua lỗ sẽ càng lớn (thua lỗ rơi vào khoảng 81% – 100%). Floating Loss và Equity là tỷ lệ nghịch. Điều này có thể hiểu là khi Floating Loss càng lớn thì Equity càng nhỏ và ngược lại. Mức Margin Call Level là cố định và không thay đổi do broker quy định trước đó. Một tài khoản như thế nào thì chạm tới ngưỡng Margin Call Level? Đối với ngưỡng Margin Call Level thì sẽ tùy thuộc vào các broker quy định. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thì dù mức này là 100% thì các nhà đầu tư sẽ luôn thua lỗ rơi vào khoảng 60% đến 100%. Đối với những broker cho phép điều chỉnh đòn bẩy để giao dịch thì khả năng rủi ro tăng lên rất cao. Ví dụ như sau: Nếu Exness cho bạn sử dụng đòn bẩy không bị giới hạn và khi chạm ngưỡng Margin Call Level thì đôi khi bạn sẽ thua lỗ tới 99.6%. Ngưỡng Margin Call Tại sao không nhận được cuộc gọi kí quỹ? Nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng tại sao họ không nhận được bất cứ tin nhắn nào trước khi thua lỗ. Họ thua lỗ gần như là cháy toàn bộ tài khoản giao dịch. Trong thị trường giao dịch ngoại hối như hiện nay việc các broker gọi cho từng người dường như là 1 điều không thể. Do thị trường diễn biến khá nhanh trong khi đó các nhà đầu tư chỉ vừa mới khớp lệnh khoảng 30s thì đã cháy tài khoản. Vì vậy, khi nắm bắt được tình hình thì nhà đầu tư đã không còn gì để gọi nữa. Bên cạnh đó, trên thị trường ngoại hối sẽ có sự chênh lệch về múi giờ, số lượng giao dịch rất lớn và các cuộc gọi đến từ các broker dường như là 1 điều bất khả thi. Tuy nhiên, broker có thể thực hiện gửi tin nhắn cũng như email đến các nhà đầu tư. Nếu như có ai đó gọi đến thì bạn nên thận trọng vì có thể đây là fake. Nếu bạn không cảnh giác thì có thể còn sẽ mất rất nhiều khi họ can thiệp vào tài khoản của bạn. Xem thêm Margin là gì? Margin Call là gì? Stop Out là gì? bên dưới video nhé! https://www.youtube.com/watch?v=sQ-BW-ev6KY Các biện pháp để tránh bị Call Margin là gì? Một khi tài khoản phát ra cảnh báo bạn sắp bị Call Margin thì bạn vẫn có cơ hội bằng cách nạp thêm tiền để giữ các vị thế lệnh. Nhưng nếu bạn cắt lỗ thì đây xem như là một hành động hiện thực hóa thua lỗ của bạn. Vì vậy mà cơ chế stop out rất nguy hiểm và đáng sợ. Do đó tuyệt đối đừng bao giờ để điều này xảy ra với tài khoản của bạn. Stop out Tuy nhiên, người tính thì sẽ không bằng trời tính vì khoảng cách từ Margin Call cho đến stop out là rất nhỏ. Ở trường hợp, khi thị trường bến động quá mạnh và liên tục có xu hướng đổi chiều thì Margin Level sẽ giảm và thậm chí là giảm rất nhanh. Điều này sẽ khiến cho Margin Call và stop out dường như được xảy ra cùng lúc với nhau. Vì vậy, đã có nhiều trường hợp lệnh được tự động đóng lại mà không có bất cứ tín hiệu nào thông báo cho các nhà đầu tư. Do đó, tốt nhất là bạn không nên để tài khoản rơi vào trạng thái bị Margin Call báo động trên thị trường forex. Khi Margin Call không xuất hiện thì đồng nghĩa là lệnh stop out cũng sẽ không được thực thi. Tất cả các lệnh giao dịch dùng stop loss Stop loss là một công cụ rất hiệu quả để các trader sử dụng cho việc giới hạn lại các mức thua lỗ. Lệnh này được sử dụng khi thị trường có xu hướng đi ngược dự đoán và trader đã cài đặt 1 cách tự động. Stop loss and take profit Khi mức thua lỗ đạt tới mức đã cài đặt trước đó thì lệnh stop loss sẽ được thực thi. Điều này cũng có thể hiểu là Call Margin sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nó cũng đồng nghĩa với việc stop out sẽ không có cơ hội để xảy ra được. Bên cạnh đó, stop loss còn là 1 công cụ để quản trị rủi ro trên thị trường giao dịch forex. Các trader chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng stop loss như 1 công cụ quyền năng khi giao dịch. Vì vậy, để hạn chế mức thua lỗ của mình các bạn cũng nên tìm hiểu và nghiên cứu cũng như sử dụng stop loss. Chỉ đặt lệnh với khối lượng nhỏ Khi đặt lệnh với khối lượng nhỏ thì đồng nghĩa rằng margin của lệnh cũng sẽ rất thấp. Điều này có thể hiểu là Margin Level sẽ cao lên. Do đó khoảng cách lúc này từ lệnh khớp đến khi thị trường có xu hướng không đi đúng như mong muốn cũng sẽ xa hơn. Khi tổng khối lượng cho việc giao dịch không quá 5% của tổng số vốn hiện có thì không có gì đáng lo ngại. Đây cũng là 1 trong những nguyên tắc khi sử dụng Margin. Đây là 1 phương pháp có hiệu quả rất cao đối với các trader mới tham gia vào thị trường để giao dịch. Mặc dù lợi nhuận mang về sẽ không cao nhưng nó sẽ giúp giảm được rủi ro phát sinh trên thị trường. Sử dụng đòn bẩy 1 cách hợp lí Đối với các nhà đầu tư mới giao dịch trên thị trường thì vốn ít là một điều dễ hiểu. Vì vậy mà họ thường sử dụng đến công cụ đòng bẫy như là 1 điều tất yếu. Đòn bẩy sẽ giúp cho các nhà đầu tư tối đa hóa được lợi nhuận với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, nếu đòn bẩy càng cao thì rủi ro mang lại cũng tỷ lệ thuận với đó. Việc sử dụng đòn bẩy cao sẽ giúp bạn nhanh chóng thu về lợi nhuận nhiều nếu như xu hướng của thị trường đi đúng hướng mà bạn mong muốn. Nhưng nếu không may mắn, khi xu hướng của thị trường không tuân theo điều bạn muốn thì việc mất 1 số vốn sẽ rất lớn và diễn ra nhanh chóng khi bị Margin Call. Vậy có thể đưa ra kết luận rằng: Nếu sử dụng đòn bẩy càng thấp thì sẽ khiến cho số tiền kí quỹ càng cao và Margin Level giảm xuống. Khi thị trường down thì ít thua lỗ và mất số tiền nhỏ. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy cao thì tiền kí quỹ thấp và Margin Level tăng lên. Khi thị trường down thì mất số tiền lớn và nhanh chóng. Tuy nhiên nếu bạn chỉ sử dụng đòn bẩy hợp lí cùng với tỉ lệ giao dịch nhỏ mà không đặt lệnh stop loss thì vẫn có thể thua lỗ như thường. Chính vì vậy, đừng quên luôn đặt lệnh stop loss với các lệnh cùng với 2 phương pháp trên. Đây chính là phương pháp được ưu tiên hàng đầu khi nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường. Tổng hợp các sàn Forex uy tín nhất hiện nay! Trên đây là một vài chia sẻ về Margin Call là gì cũng như cách để tránh bị Call Margin mà bạn nên biết. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, các bạn sẽ có thêm 1 vài kiến thức hữu ích về Margin Call. Chúc các bạn áp dụng thành công các phương pháp trên để tối đa hóa lợi nhuận của mình và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đầu tư Forex có hợp pháp tại Việt Nam không? Giải đáp cùng TraderForex

Sàn STP là gì? Khác biệt giữa STP, Market Maker và ECN

Kinh doanh ngoại hối là gì? Cách hạn chế rủi ro trong thị trường forex