AUM là gì? Tầm quan trọng của chỉ số AUM trên thị trường

Nắm rõ chỉ số AUM là gì để có được cái nhìn toàn cảnh về tổng giá trị thị trường của một khoản đầu tư mà các tổ chức tài chính nắm giữ thay cho khách hàng. Qua đó, trader có thể đánh giá phần nào hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư và cân nhắc ra quyết định hợp tác. Vậy AUM là gì? Cách xác định chỉ số AUM ra sao? AUM có gì quan trọng? Tất cả thắc mắc trên sẽ được TraderForex giải đáp trong bài viết dưới đây. AUM là gì? Tổng quan về chỉ số AUM – Assets Under Management Khái niệm Assets Under Management – AUM là gì? Chỉ số AUM là gì? Chỉ số AUM được viết ngắn gọn từ cụm từ tiếng anh Assets Under Management, tạm dịch là Tài sản đang quản lý. Thuật ngữ này được dùng để mô tả tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư mà một tổ chức đứng ra quản lý thay cho khách hàng của mình. Những tổ chức tài chính kể trên có thể là ngân hàng, quỹ tương hỗ, quỹ ETFs, quỹ phòng hộ, hay các công ty đầu tư mạo hiểm hoặc công ty môi giới. Chỉ số AUM được phân loại thành nhiều dạng để biểu thị cho cả quy mô, lẫn số lượng. Cụ thể, AUM có thể phản ánh tổng lượng tài sản của khách hàng do các tổ chức quản lý hoặc tổng lượng tài sản của một khách hàng nhất định. Trong chỉ số AUM sẽ bao gồm phần vốn mà người quản lý có thể sử dụng cho các giao dịch thay một hoặc tất cả khách hàng, tùy trường hợp. Giá trị của chỉ số AUM Người quản lý quỹ sẽ là người đại diện, thay các trader quản lý tài sản và trực tiếp quyết định chiến lược đầu tư. Như vậy, giá trị của Assets Under Management cũng có phần lợi nhuận từ quỹ. Trong đó, người quản lý tài sản của quỹ có thể ra quyết định đầu tư tiền vào chứng khoán, sau đó thanh toán lợi nhuận cho các nhà đầu tư dưới dạng cổ tức hoặc nắm giữ dựa trên ủy quyền đầu tư. Chẳng hạn như khi một trader đầu tư 100.000 USD cho quỹ tương hỗ thì đồng nghĩa với việc số tiền đó trở thành một phần của AUM mà quỹ này nắm giữ. Khi đó, nhà quản lý quỹ có thể sử dụng khoản tiền đầu tư để mua và bán cổ phiếu theo mục tiêu chung của quỹ mà không cần sự đồng ý của các nhà đầu tư. Chỉ số AUM dao động mỗi ngày và giá trị của các tài sản cũng thay đổi dựa trên hiệu suất của thị trường phản ánh dòng tiền vào và ra của các nguồn lực được các tổ chức tài trợ các trader vào cung cấp. Thế nên, những quỹ nắm giữ số lượng tài sản càng lớn thì sẽ càng có tính thanh khoản cao hơn. Chỉ số AUM giúp đánh giá một công ty Trong ngành quản lý tài sản, một trader cần phải đáp ứng một lượng AUM tối thiểu để thực hiện một loại hình đầu tư nào đó, chẳng hạn như quỹ phòng hộ (hedge fund). Các nhà quản lý tài sản luôn hướng đến việc khách hàng của họ có thể trụ vững trên thị trường dù tình hình bất lợi và không phải gánh chịu quá nhiều thiệt hại về mặt tài chính. Ngoài ra, AUM cá nhân của một nhà đầu tư cũng có thể là tiêu chí giúp xác định loại hình dịch vụ mà phía cố vấn tài chính hoặc công ty môi giới cung cấp cho họ. Trong vài trường hợp, tài sản cá nhân được các tổ chức quản lý có thể tương ứng với giá trị ròng của cá nhân đó. Về cơ bản, chỉ số AUM cũng là khía cạnh quan trọng, cho thấy hiệu quả hoạt động của một công ty hay khoản đầu tư nào đó. AUM cũng thường được các chuyên gia xem xét cùng với hiệu suất quản lý và kinh nghiệm quản lý. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư thường cho rằng dòng vốn vào và chỉ số AUM cao là những dấu hiệu tích cực về mặt chất lượng, cũng như kinh nghiệm quản lý. Nhìn chung, AUM có thể phản ánh được quy mô hoạt động và hiệu suất làm việc mà một quỹ đầu tư có thể đạt được. AUM được dùng như một thước đó đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, quỹ đầu tư Mức phí Assets Under Management (AUM) Mỗi một tổ chức sẽ có cách xác định AUM khác nhau, trong đó có vài công ty tính cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt của khách hàng, trong khi số khác thì không. Phần lớn các quỹ đầu tư, hoặc nhà quản lý tiền tệ đều thu một khoản phí quản lý tương ứng với quy mô quản lý của họ. Mức phí này được cố định cho toàn bộ quỹ dựa trên số lượng đơn vị mà họ sở hữu và được phân bổ tương ứng cho các nhà đầu tư. Vì mức phí quản lý được xác định dựa trên tài sản quản lý nên hiệu quả hoạt động của quỹ không tác động đến mức phí này. Các nhà quản lý thường hướng đến một mức phí quản lý vừa phải để chi trả cho khoản tiền hành chính được cố định và lên kế hoạch xây dựng các phương pháp xác định tổng số tiền bồi thường mà người quản lý phải chi trả. Thông thường, mức phí này chỉ dao động từ vài phần nghìn đến vài phần trăm. Mức phí quản lý 1% của một quỹ đầu tư Ví dụ minh họa Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về AUM là gì, chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ sau về quỹ tương hỗ với danh mục đầu tư là cổ phiếu và trái phiếu, cụ thể là 1,5 tỷ USD cổ phiếu, 2 tỷ USD trái phiếu của chính phủ, 1,5 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp và cuối cùng là 1 tỷ USD tiền mặt. Lúc này, tổng giá trị tài sản mà quỹ đang nắm giữ là $ 6 tỷ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được phân bổ cho các danh mục đầu tư Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn vào kết quả của chỉ số AUM khi cần xem xét, đánh giá về một quỹ đầu tư bất kỳ. Nếu giá trị vốn hóa trên thị trường phản ánh quy mô hoạt động của một công ty thì chỉ số Assets Under Management mô tả quy mô của một quỹ đầu tư. Cụ thể, những quỹ đầu tư có chỉ số AUM càng cao thì khối lượng giao dịch cũng càng lớn dẫn đến thanh khoản cao. Dưới đây là 2 quỹ đầu tư hàng đầu thế giới: Quỹ SPDR S&P 500 ETF (SPY) Đâu tiên là quỹ SPY – một trong những cái tên lớn nhất trên thị trường về lĩnh vực quỹ trao đổi cổ phiếu. Quỹ ETF tổng hợp những cổ phiếu hoặc chứng khoán phù hợp hoặc phản ánh các chỉ số khác như là S&P 500. Trong khi đó, quỹ SPY sở hữu toàn bộ 500 cổ phiếu trong danh mục chỉ số S&P 500. Vào ngày 15/8/2020 thì quỹ SPY đã quản lý lượng tài sản lên đến 300 tỷ USD, đi kèm với khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày là 51 triệu cổ phiếu. Như đã trình bày, khối lượng giao dịch càng lớn thì quỹ có tính thanh khoản càng cao. Chính vì thế mà các nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu ETF một cách dễ dàng. Quỹ First Trust Dow 30 Equal Weight ETF (EDOW) Ngoài SPY là EDOW, đây cũng là một dạng quỹ ETF với danh mục theo dõi gồm 30 loại cổ phiếu khác nhau trong chỉ số Dow Jones. Tổng giá trị tài sản mà EDOW đang quản lý là 37 triệu USD, nhưng khối lượng giao dịch thấp hơn nhiều so với quxy SPY, mỗi ngày giao dịch trung bình 3.000 cổ phiếu. Nhìn chung, thanh khoản là một vấn đề đáng để cân nhắc vì trader khó có thể mua và bán cổ phiếu của quỹ này tại một vài thời điểm trong ngày hoặc trong tuần. Danh sách 50 công ty quản lý tài sản sở hữu AUM hàng đầu thế giới tính đến tháng 7/2019 Cách xác định AUM và biến động của chỉ số Lý do khiến giá trị của AUM thay đổi khi tính toán Dòng tiền vào và dòng tiền ra Giả sử các nhà đầu tư tham gia vào quỹ tương hỗ được phép tăng hoặc giảm quy mô đầu tư của mình thông qua việc mua thêm cổ phiếu hoặc bán bớt cổ phiếu đang có sẽ làm cho tổng quy mô AUM của quỹ có sự thay đổi. Nếu quỹ đang tạo ra lợi nhuận dương, thì các khoản đầu tư vào quỹ cũng sẽ tăng, làm cho số lượng thành viên tham gia quỹ tăng theo, dẫn đến tài sản được quản lý của quỹ (AUM) cũng tăng. Bên cạnh những yếu tố làm tăng giá trị của AUM thì chỉ số này có thể sựt giảm do giảm giá thị trường vì hiệu suất đầu tư âm. Tương tự như thế, nếu quỹ bất ngờ đóng cửa hoặc các nhà đầu tư mua lại cổ phiếu thì giá trị AUM sẽ giảm. Phần tài sản mà quỹ quản lý có thể được giới hạn với mỗi nhà đầu tư hoặc bao gồm cả cổ phần mà giám đốc điều hành của công ty nắm giữ. Như vậy, một quỹ có dòng tiền vào và dòng tiền ra thường xuyên sẽ phản ánh những biến động trong chỉ số AUM cao hơn so với các quỹ ổn định. Giá trị chứng khoán được đầu tư Ngoài dòng tiền vào và ra, lý do làm thay đổi AUM là gì? Cụ thể là giá trị chứng khoán mà AUM của quỹ đó quyết định đầu tư. Cụ thể, một quỹ tương hỗ có thể tăng (giảm) giá trị của AUM trong trường hợp giá trị thị trường chứng khoán của quỹ đó tăng (giảm). Như vậy, một quỹ đầu tư chứng khoán dễ biến động trên thị trường sẽ có biên độ biến động của AUM rộng hơn so với những quỹ hoạt động ổn định, ít có sự thay đổi. Số cổ tức Số cổ tức được thanh toán bởi các công ty có mặt trong danh mục đầu tư của tổ có thể được dùng để tái đầu tư và không được phân phối. Bên cạnh đó, biến động trong chỉ số AUM có thể bị ảnh hưởng bởi việc chứng khoán đó có tính thanh khoản cao hay không? Hay chứng khoán đang xét đang được hạch toán theo giá thị trường (Mark To Market) ra sao? Cụ thể: • Một chứng khoán có độ thanh khoản kém thì không được giao dịch thường xuyên nên ảnh hưởng đến chỉ số AUM không nhiều như những tài sản sở hữu tính thanh khoản cao. • Nếu chứng khoán thuộc dạng riêng lẻ (private security) thì nó có thể không được hạch toán dựa trên giá thị trường một cách thường xuyên. Tức là giá trị của AUM cũng không thay đổi linh hoạt như một chứng khoán được giao dịch thường xuyên. Số vốn của của nhà đầu tư và biến động trong AUM Các biện pháp hạn chế rủi ro Như đã trình bày về AUM là gì, khi một quỹ có dòng tiền vào và ra quá thường xuyên thì sẽ có nhiều biến động hơn. Điều này cũng khiến quá trình quản lý, thực hiện các chiến lược đầu tư có nhiều trở ngại hơn. Đặc biệt là khi các khoản đầu tư không có tính thanh khoản. Để hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn thì dòng tiền thì các tổ chức như quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư thường áp dụng các giải pháp từng phần. Cụ thể: • Giai đoạn lock-up: Giai đoạn này có khung thời gian kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Trong thời điểm này, các nhà đầu tư sẽ không được phép bán cổ phiếu hay hoàn lại một khoản đầu tư nào đó. • Các tổ chức này cũng có thể đóng quỹ tạm thời hoặc vĩnh viễn để hạn chế dòng tiền đầu tư vào quỹ. Các biện pháp trên được đánh giá hiệu quả vì những lý do sau: • Các tổ chức có thể hạn chế được việc buộc phải bán hoặc mua chứng khoán, đặc biệt là khi thị trường kém thanh khoản. • Các tổ chức có thể tránh được việc AUM tăng trưởng quá mức, gây ra các vấn đề về việc phân bổ. Tạo ra một bài toán khó trong việc đầu tư một số tiền lớn như thế sao cho hiệu quả. • Khi những biến động trong AUM được kiểm soát thì các quỹ đầu tư có thể thực hiện theo chiến lược đầu tư của mình mà không bị ảnh hưởng bởi dòng tiền vào và dòng tiền ra. Các quy định về AUM Nhìn chung, các nhà đầu tư cần phải lưu ý đến giá trị tài sản mà quỹ đang quản lý vì chúng luôn biến động dựa vào dòng tiền vào và ra khỏi quỹ. Khi dòng vốn vào quỹ tăng lên thì thì số vốn cũng tăng giá và cổ tức được tái đầu tư cũng tác động đáng kể đến AUM theo hướng tích cực. Kèm theo đó, giá trị của tài sản mà các quỹ đang quản lý cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu quả hoạt động của tài sản đó. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã quy định một số điều khoản đối với chỉ số AUM của các quỹ và công ty đầu tư, cụ thể là các tổ chức này phải đăng ký với SEC. Khi đó, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch cũng sẽ giữ vai trò điều tiết thị trường tài chính để duy trì công bằng và trật tự trên thị trường. Một trong những tiêu chí để các quỹ có thể đăng ký với SEC là có khoảng 25 triệu đến 110 triệu USD đối với AUM. Chính xác số tiền bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy mô, cũng như vị trí của công ty. Tầm quan trọng của chỉ số AUM Về cơ bản, Assets Under Management được dùng để xác định quy mô hoạt động và hiệu suất của một công ty. Điểm mấu chốt là các nhà đầu tư phải cân chắc chỉ số này trước khi thực hiện bất kỳ quyết định đầu tư nào. Giá trị của AUM cũng gồm có phần lợi nhuận mà quỹ tạo ra nên trader có thể dễ dàng so sánh với những công ty hoạt động cũng ngành. Cụ thể là với giá trị AUM càng cao thì quỹ hoạt động càng tốt và trader có thể cân nhắc chọn quỹ này. Tuy nhiên, các bạn nên xem xét các yếu tố khác, thay vì dựa vào mỗi chỉ số AUM. Trong đó có thể kể đến như tỷ lệ chi phí, người quản lý quỹ, lợi nhuận năm ngoái… Nhìn chung, việc xác định và đo lường AUM giữ vị trí quan trọng trong quá trình quản lý và xác định quyền hạn, cũng như hạn chế của một công ty. Cụ thể: • AUM được các công ty sử dụng như một phương tiện thu hút nhà đầu tư. • Cần xem xét chỉ số AUM với các quỹ đầu tư mới và dịch vụ quản lý tài sản. • Những sản phẩm có giá trị AUM lớn hơn thì cần có các biện pháp giao dịch chính xác vì sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản. AUM là thước đo phản ánh sự thành công Nhìn chung, quy mô của AUM phản ánh sự thành công của một công ty vì nó tương quan với những chỉ số khác, chẳng hạn như KPI (Chỉ số đo lường hiệu quả công việc). Trong đó: • Chỉ số AUM lớn hơn thường đi kèm với mức doanh thu cao hơn trong trường hợp chỉ số ROA (Tỷ số lợi nhuận trên tài sản) cố định hoặc thay đổi ít. • Quy mô của Assets Under Management cũng phản ánh mức độ uy tín của các tổ chức và ban quản lý. Lý do là vì chỉ số AUM thường được dùng để xếp hạng các nhà quản lý tài sản và ngân hàng. • Quy mô của chỉ số Assets Under Management cũng sẽ góp phần tác động đến gói tiền thưởng và lương thưởng của ban quản lý. AUM thể hiện hiệu suất của quỹ Nếu AUM tăng trưởng quá cao có thể là một dấu hiệu không mấy khả quan, đặc biệt là khi các nhà quản lý tài sản, những nhà đầu tư giao dịch theo phong cách tích cực và có mục tiêu là đạt hiệu suất cao hơn tiêu chuẩn. Cụ thể: • Số tiền đầu tư quá lớn có thể khiến các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý và kịp thời, cũng như không ảnh hưởng đến giá chứng khoán được giao dịch. • Khi dòng tiền chảy vào các quỹ nhiều hơn thì nhà quản lý cần tăng cường, bổ sung các loại tài sản trong danh mục đầu tư. Điều này có thể khiến mục tiêu đạt được hiệu suất cao khó có thể đạt được hơn. AUM ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Các nhà đầu tư thường bị thu hút bởi những chỉ số Assets Under Management cao. Đa phần các nhà đầu tư cho rằng quỹ đó tốt vì có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định quỹ đầu tư tốt hay không. Cụ thể, các bạn cần xem xét đến các tiêu chí khác như tỷ lệ chi phí, uy tín của người quản lý quỹ và cách họ tuân thủ nhiệm vụ đầu tư. Trong phần tiếp theo của bài viết, TraderForex sẽ phân tích vai trò của chỉ số AUM đối với các hình thức quỹ khác nhau: Quỹ đầu tư Hình thức đầu tư này có phần vốn của chủ sở hữu ít bị ảnh hưởng bởi tài sản, thay vào đó là do người quản lý quỹ quyết định. Lợi nhuận mà quỹ đạt được có thể thấp hoặc cao dựa vào quyết định của nhà quản lý quỹ tùy theo tình hình thị trường biến động ra sao. Quỹ nợ (Debt Fund) Xem xét chỉ số AUM là một bước quan trọng nếu trader đang đầu tư vào các quỹ nợ. Cụ thể, một quỹ nợ quản lý càng nhiều tài sản thì mức độ dàn trải chi phí cố định của quỹ cho các nhà đầu tư sẽ càng lớn. Từ đó, có thể giảm được tỷ lệ chi phí và gia tăng thêm lợi nhuận cho mỗi nhà đầu tư tham gia vào quỹ. Quỹ vốn hóa nhỏ (Small-Cap Fund) Các tài sản trong danh mục của quỹ không ảnh hưởng đến quỹ có vốn hóa nhỏ. Những quỹ này thường theo sát mô hình SIP (Systematic Investment Plan – Chương trình đầu tư định kỳ) và hạn chế đầu tư gộp vào cùng 1 lần. Quỹ vốn hóa lớn (Large-Cap Fund) Đa phần các nhà đầu tư thường chọn cách đầu tư vào các quỹ nắm giữ lượng tài sản lớn. Tuy nhiên trên thực tế, tài sản được quản lý cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cao hơn mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện khác. Lợi nhuận mà các quỹ có vốn hóa lớn tạo ra được chủ yếu dựa vào lợi nhuận, thay vì lượng tài sản được quỹ quản lý. Ảnh hưởng của chỉ số AUM cao đối với quỹ tương hỗ Đôi khi giá trị của chỉ số Assets Under Management quá cao thì có thể tác động không tốt đến hoạt động của các quỹ tương hỗ. Nhà quản lý quỹ sẽ là người tận dụng các cơ hội trên thị trường để ra quyết định đầu tư cho một khoản vốn nhất định, đồng thời tận dụng các biến động trên thị trường để vào lệnh hoặc đóng lệnh đúng thời điểm. Từ những quyết định của người quản lý quỹ, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ số vốn đầu tư. AUM là gì, tầm quan trọng của chỉ số này ra sao và cách xác định AUM đã được chúng tôi trình bày cụ thể. Nhìn chung, đây là một trong những thước đo tuyệt vời để đánh giá hiệu suất hoạt động của quỹ. Các bạn cần nhớ Assets Under Management không phải là tiêu chí duy nhất để cân nhắc ra quyết định đầu tư mà còn dựa vào tỷ lệ chi phí, uy tín của nhà quản lý quỹ, cũng như cách quỹ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chung của quỹ. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về AUM là gì và đầu tư hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đầu tư Forex có hợp pháp tại Việt Nam không? Giải đáp cùng TraderForex

Sàn STP là gì? Khác biệt giữa STP, Market Maker và ECN

Kinh doanh ngoại hối là gì? Cách hạn chế rủi ro trong thị trường forex